Thị trường và thương hiệu
  • Tài chính
  • Thị trường Tiêu dùng
  • Xây dựng – Bất động sản
  • Văn hóa – giáo dục
  • Thương hiệu
  • Du lịch
  • Y tế – Sức khỏe
  • Giải trí
  • Xe – Công nghệ
  • Thời trang – Làm đẹp
  • Tài chính
  • Thị trường Tiêu dùng
  • Xây dựng – Bất động sản
  • Văn hóa – giáo dục
  • Thương hiệu
  • Du lịch
  • Y tế – Sức khỏe
  • Giải trí
  • Xe – Công nghệ
  • Thời trang – Làm đẹp
Thị trường và thương hiệu
No Result
View All Result
Trang chủ Tài chính

Vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa

Để tăng cường hiệu quả của các hoạt động phòng, chống rửa tiền thông qua tiền mã hóa nói riêng và tài sản số nói chung, ngày 22/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa”.

Thứ Bảy, 23/09/2023, 08:14
in Tài chính, Xem nhiều
0
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị

Hội nghị nằm trong khuôn khổ triển khai Luật Phòng, chống rửa tiền, Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền.

Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 3/2023, ngay sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Quá trình xây dựng Luật, Nghị định và Thông tư, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với đơn vị soạn thảo, đặc biệt là Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) để tham gia góp ý, tổ chức hội thảo, toạ đàm với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế.

Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15, có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền , gồm Nghị định số 19/2023/NĐ-CP và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN với nhiều nội dung mới, được đánh giá là khắc phục hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng cảnh báo, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin, bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta phải đối diện với nhiều hình thức, phương thức, thủ đoạn của tội phạm để thực hiện hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp, nhất là đối với lĩnh vực tiền kỹ thuật số, tiền ảo, nơi mà hành lang pháp lý chưa hoàn thiện đầy đủ.

Các diễn giả thảo luận tại hội nghị

Đặc biệt, Việt Nam gần đây bị đưa vào danh sách xám các nước cần tăng cường chống rửa tiền (AML). Đây là danh sách các nước cần được giám sát chặt chẽ của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính về chống rửa tiền (FATF) gồm 20 quốc gia. FATF cho biết, sẽ hoạt động để đảm bảo tính độc lập của các cơ quan chịu trách nhiệm điều tra tội phạm tài chính, quản lý tài sản số và tăng cường hợp tác quốc tế chống rửa tiền. Vì vậy, có thể nói rằng phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tiền mã hóa là một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với các cơ quan quản lý tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền Nguyễn Thị Minh Thơ cho biết, đánh giá rủi ro rửa tiền là một trong những điểm trọng yếu tại Thông tư 09. Chống rửa tiền, đánh giá rủi ro là vấn đề không mới bởi quy định về vấn đề này đã được đưa vào Thông tư 20/2019/TT-NHNN và được các ngân hàng triển khai. Theo đó, các tổ chức trung gian thanh toán, ngân hàng, công ty tài chính – những đối tượng chủ chốt thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành đánh giá rủi ro về rửa tiền tại tổ chức. Tuy nhiên, Thông tư 20 chưa đưa ra những thang điểm hay yêu cầu, hướng dẫn cụ thể. Do đó, Thông tư 09 được ban hành trong bối cảnh đặt ra những yêu cầu bắt buộc, cụ thể hóa trong quá trình thanh tra, giám sát, quản lý và hướng dẫn các đối tượng báo cáo. Đặc biệt là những đối tượng báo cáo mới tiếp cận công tác phòng, chống rửa tiền hoặc những đối tượng thuộc lĩnh vực, ngành, nghề chưa có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các quy định, chuẩn mực quốc tế.

Liên quan đến nguy cơ rửa tiền, ông Trần Việt Hùng, Cố vấn của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho biết sự phát triển của ngành công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ này không chỉ mang lại những lợi ích đặc biệt về kinh tế, xã hội mà còn tạo ra các tồn tại vô hình và thách thức trong công tác quản lý, đặc biệt là đối với các hoạt động rửa tiền xuyên biên giới. Báo cáo gần đây của BCG cho thấy, ước tính tài sản mã hóa sẽ lên đến 16.000 tỉ USD vào năm 2030, tương đương 10% GDP toàn cầu.

Ông Trần Việt Hùng, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam phát biểu

Khi công nghệ blockchain ra đời, kéo theo đó là nguy cơ gia tăng tội phạm tài chính, rửa tiền sử dụng công nghệ cao theo chiều hướng tinh vi hơn. Tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý cụ thể, đồng thời, nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào quản lý, kiểm soát tiền mã hóa, tài sản số, trên bình diện chung còn rất hạn chế.

Báo cáo gần đây của Boston Consulting Group (BCG) ước tính, giá trị tài sản mã hóa trên toàn thế giới sẽ lên đến 16.000 tỷ USD vào năm 2030, tương ứng 10% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra các tồn tại vô hình mang tính thách thức trong công tác quản lý, đặc biệt là đối với các hoạt động rửa tiền xuyên biên giới.

Mặt khác, rửa tiền là hành vi tội phạm được định nghĩa là việc hợp pháp hóa các tài sản do phạm tội mà có. Theo Văn phòng Ma túy và Tội phạm trực thuộc Liên Hợp quốc, tổng giá trị hoạt động rửa tiền trên toàn cầu mỗi năm có thể ngang bằng 2-5% GDP toàn thế giới, tương đương 800 – 2.000 tỷ USD và đây là một ước tính được đánh giá còn khá khiêm tốn.

Tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý cụ thể, đồng thời do thiếu hụt về quy trình, nhân sự chất lượng cao về tiền mã hóa và tài sản số, nên mặc dù Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 nhưng các tổ chức tín dụng, các cơ quan nhà nước còn lúng túng trong việc xử lý các hành vi có liên quan đến loại hình tài sản mới này.

Đại diện Ngân hàng ACB mong muốn NHNN có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp được xem là “công nghệ đổi mới”; điều 44 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và điều 12 Nghị định 19 có quy định trường hợp phải báo cáo NHNN khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch nhưng chưa có hướng dẫn về trình tự, cơ chế và phương thức báo cáo; làm rõ phạm vi của quan hệ ngân hàng đại lý theo điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền; giao dịch nội bộ trong ngân hàng hoặc các giao dịch giải ngân từ ngân hàng vào tài khoản của khách hàng có thuộc phạm vi phải báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử hay không…

Bên cạnh đó, ACB chỉ ra rằng, một số trường hợp trên giao dịch chuyển tiền quốc tế vào Việt Nam thì ngân hàng khởi tạo không có mã Swift vì thực hiện thông qua hệ thống thanh toán trong nước trước khi qua hệ thống Swift. Do đó, đại diện ACB đề nghị NHNN xem xét loại trừ đối với các giao dịch nhận tiền mà ngân hàng khởi tạo không có thông tin mã Swift trong Luật Phòng, chống rửa tiền.

Trong khi đó, đại diện HDBank đã đề xuất về hai vấn đề chính, gồm:

Thứ nhất, về một số biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng có mức độ rủi ro rửa tiền cao.

HDBank cho biết, theo điểm b, c khoản 5 Điều 4 Thông tư 09/2023/TT-NHNN, đối với khách hàng có mức độ rủi ro rửa tiền cao, đối tượng báo cáo phải thu thập, cập nhật, xác minh bổ sung các thông tin của khách hàng, bao gồm các thông tin về thu nhập của khách hàng trong 6 tháng gần nhất và nguồn tiền trong giao dịch. Theo HDBank, vấn đề đối tượng báo cáo cần làm rõ hơn, đó là mức độ xác minh thông tin về thu nhập và nguồn tiền của khách hàng như thế nào là phù hợp và tuân thủ quy định của Thông tư 09.

Thứ hai, về giao dịch với tổ chức, cá nhân trong Danh sách đen của FATF. Lấy dẫn chứng từ sự việc vừa qua Myanmar bị đưa vào Danh sách đen của FATF, nhiều đối tượng báo cáo ở Việt Nam đang có khách hàng, giao dịch liên quan đến Myanmar, nên có ảnh hưởng nhất định khi áp dụng quy định mới của Luật Phòng, chống rửa tiền. Một số quy định liên quan đến giám sát các giao dịch trên sẽ dẫn đến vận hành mất thời gian, làm chậm các giao dịch chuyển tiền quốc tế thông thường, ít rủi ro hoặc đòi hỏi đối tượng báo cáo phải tăng chi phí vận hành, điều chỉnh hệ thống,… để đáp ứng quy định.

Toàn cảnh Hội nghị

Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho biết tiền mã hóa đang là lĩnh vực chưa có quy định pháp lý rõ ràng tại Việt Nam nhưng khối lượng giao dịch thực tế đứng thứ 15 thế giới và mức độ chấp nhận tiền mã hóa đứng đầu thế giới.

Theo một số liệu từ Chainalysis được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chia sẻ gần đây trong một chương trình tập huấn tại Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam vào cuối tháng 8/2023, tổng giá trị tiền mã hoá Việt Nam nhận về trong giai đoạn từ 10/2021 đến 10/2022 là 90,8 tỉ USD. Trong đó, các hoạt động bất hợp pháp là 956 triệu USD.

Ông Phan Đức Trung cho rằng, xét theo địa chỉ truy cập mạng internet, nền tảng được sử dụng nhiều nhất để giao dịch tiền mã hóa của người dùng ở Việt Nam là sàn giao dịch Binance.com với gần 42 triệu lượt truy cập từ trong vòng 1 năm từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022. Nền tảng đứng thứ hai là sàn giao dịch có tên là Exness.com, với 21,89 triệu lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian.

Để tăng cường hiệu quả của các hoạt động phòng, chống rửa tiền thông qua tiền mã hóa nói riêng và tài sản số nói chung, Hiệp hội Blockchain Việt Nam khuyến nghị các định chế tài chính cần nhận diện giao dịch tài sản số, xây dựng quy trình và chuẩn bị tốt nhân sự. Như về nhận diện giao dịch tài sản số là một loại tài sản mà Bộ Luật dân sự Việt Nam công nhận.

Trong khi chưa có các văn bản pháp lý cụ thể về tiền mã hoá, các tổ chức tín dụng cần nhận diện và học cách phân loại tài sản này theo quy tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế… Các định chế tài chính nên xây dựng quy trình và kiểm soát tuân thủ đối với các hoạt động về chống rửa tiền liên quan tới tài sản mã hóa đối với các tài khoản cá nhân. Ngoài ra, phải chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trên nguyên tắc hội tụ đầy đủ các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và luật.

Lan Hương

Tags: chống rửa tiềngiao dịch tiền mã hóaHiệp hội Blockchain Việt NamHiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Lan Hương

Tin cùng chuyên mục

NTK Công Trí, dàn Hoa hậu và sao Việt đổ bộ “thiên đường nghệ thuật Băng đảo” giữa lòng Sài Gòn.
Thương Hiệu

NTK Công Trí, dàn Hoa hậu và sao Việt đổ bộ “thiên đường nghệ thuật Băng đảo” giữa lòng Sài Gòn.

Thứ Hai, 19/05/2025, 10:38
ARIANA GREENBLATT Diện Thiết Kế Của CONG TRI Trong Lần Đầu Tiên Xuất Hiện Tại CANNES 2025
Thời trang - Làm đẹp

ARIANA GREENBLATT Diện Thiết Kế Của CONG TRI Trong Lần Đầu Tiên Xuất Hiện Tại CANNES 2025

Chủ Nhật, 18/05/2025, 09:24
Quốc Cường Gia Lai chuẩn bị đổi tên mới, lợi nhuận dự kiến 300 tỉ đồng
Xây dựng - Bất động sản

Quốc Cường Gia Lai chuẩn bị đổi tên mới, lợi nhuận dự kiến 300 tỉ đồng

Thứ Bảy, 17/05/2025, 18:51
Bài kế tiếp
Nhà Táo liệu có tiếp tục “móc túi” được người dùng bởi những tính năng đã có từ lâu trên Android?

Nhà Táo liệu có tiếp tục “móc túi” được người dùng bởi những tính năng đã có từ lâu trên Android?

FM Logistic tăng cường đầu tư và phát triển dịch vụ hậu cần kho bãi tại Việt Nam

FM Logistic tăng cường đầu tư và phát triển dịch vụ hậu cần kho bãi tại Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông công bố loạt vi phạm của TikTok tại Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông công bố loạt vi phạm của TikTok tại Việt Nam

Tin tức mới nhất

NTK Công Trí, dàn Hoa hậu và sao Việt đổ bộ “thiên đường nghệ thuật Băng đảo” giữa lòng Sài Gòn.
Thương Hiệu

NTK Công Trí, dàn Hoa hậu và sao Việt đổ bộ “thiên đường nghệ thuật Băng đảo” giữa lòng Sài Gòn.

Thứ Hai, 19/05/2025, 10:38
ARIANA GREENBLATT Diện Thiết Kế Của CONG TRI Trong Lần Đầu Tiên Xuất Hiện Tại CANNES 2025
Thời trang - Làm đẹp

ARIANA GREENBLATT Diện Thiết Kế Của CONG TRI Trong Lần Đầu Tiên Xuất Hiện Tại CANNES 2025

Chủ Nhật, 18/05/2025, 09:24
Quốc Cường Gia Lai chuẩn bị đổi tên mới, lợi nhuận dự kiến 300 tỉ đồng
Xây dựng - Bất động sản

Quốc Cường Gia Lai chuẩn bị đổi tên mới, lợi nhuận dự kiến 300 tỉ đồng

Thứ Bảy, 17/05/2025, 18:51
Savico Tiếp Tục Duy Trì Vị Trí Số 1 Về Thị Phần Với 13,6%, Tăng 0,3 Điểm So Với Năm 2023
Xe - Công nghệ

Savico Tiếp Tục Duy Trì Vị Trí Số 1 Về Thị Phần Với 13,6%, Tăng 0,3 Điểm So Với Năm 2023

Thứ Bảy, 17/05/2025, 08:20

Thiết kế website

Tin xem nhiều

Hiệp Hội Kế Toán Và Kiểm Toán Việt Nam (Vaa) Khai Trương Văn Phòng Đại Diện Phía Nam Tại TP.HCM Và Ký Kết Hợp Tác Với Các Đối Tác

Hiệp Hội Kế Toán Và Kiểm Toán Việt Nam (Vaa) Khai Trương Văn Phòng Đại Diện Phía Nam Tại TP.HCM Và Ký Kết Hợp Tác Với Các Đối Tác

Thứ Sáu, 16/05/2025, 08:58
Quốc Cường Gia Lai chuẩn bị đổi tên mới, lợi nhuận dự kiến 300 tỉ đồng

Quốc Cường Gia Lai chuẩn bị đổi tên mới, lợi nhuận dự kiến 300 tỉ đồng

Thứ Bảy, 17/05/2025, 18:51
Ra Mắt Hành Trình Du Thuyền Quốc Tế STARCRUISES Khởi Hành Từ TP.HCM – Khám Phá Singapore Hè 2025

Ra Mắt Hành Trình Du Thuyền Quốc Tế STARCRUISES Khởi Hành Từ TP.HCM – Khám Phá Singapore Hè 2025

Thứ Sáu, 16/05/2025, 18:49
Triển lãm Giao hàng thông minh Việt Nam 2025 – Gấp đôi quy mô, nâng tầm chất lượng

Triển lãm Giao hàng thông minh Việt Nam 2025 – Gấp đôi quy mô, nâng tầm chất lượng

Thứ Năm, 24/04/2025, 10:00
Samsung chính thức ra mắt Galaxy Ring tại Việt Nam: Nhẫn thông minh đầu tiên tích hợp trợ lý sức khỏe cá nhân Galaxy AI

Samsung chính thức ra mắt Galaxy Ring tại Việt Nam: Nhẫn thông minh đầu tiên tích hợp trợ lý sức khỏe cá nhân Galaxy AI

Thứ Ba, 13/05/2025, 19:10
Savico Tiếp Tục Duy Trì Vị Trí Số 1 Về Thị Phần Với 13,6%, Tăng 0,3 Điểm So Với Năm 2023

Savico Tiếp Tục Duy Trì Vị Trí Số 1 Về Thị Phần Với 13,6%, Tăng 0,3 Điểm So Với Năm 2023

Thứ Bảy, 17/05/2025, 08:20

Bản quyền thuộc về Thitruongthuonghieu.vn

Trụ sở: Số 1 Trần Văn Danh, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM

Email: thitruong.thuonghieuvn@gmail.com

Hotline:          0382.098498

Giấy phép ICP số 64/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cấp

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới.

Thitruongthuonghieu.vn không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Danh mục

  • Du lịch
  • Giải trí
  • Tài chính
  • Thị trường Tiêu dùng
  • Thời trang – Làm đẹp
  • Thương Hiệu
  • Văn hóa – giáo dục
  • Xây dựng – Bất động sản
  • Xe – Công nghệ
  • Xem nhiều
  • Y tế – Sức khỏe
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giải trí
  • Thương Hiệu
  • Tài chính
  • Thị trường Tiêu dùng
  • Văn hóa – giáo dục
  • Xe – Công nghệ
  • Xây dựng – Bất động sản
  • Thời trang – Làm đẹp
  • Y tế – Sức khỏe

© 2018 Thị Trường & Thương Hiệu phiên bản beta