Đây là thông tin được ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – chi nhánh khu vực TP. Hồ Chí Minh (VCCI – HCM) cho biết tại buổi họp báo về Triển lãm quốc tế về giải pháp nội thất thông minh (Smart Furniture Solutions Vietnam 2024 – SFS VIETNAM 2024) lần thứ 5 diễn ra chiều ngày 20-8. Dù tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo ông Liêm, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ trong 7 tháng năm 2024 vẫn thấp hơn so với 7 tháng của năm 2022. Ngành gỗ vẫn còn những khó khăn của thị trường khi xung đột giữa các quốc gia, khu vực diễn biến phức tạp, kéo dài.
Triển lãm SFS VIETNAM 2024 là sự kiện xúc tiến thương mại hàng đầu của ngành gỗ và nội – ngoại thất của Việt Nam năm 2024, dự kiến quy tụ khoảng 300 gian hàng của hơn 180 nhà triển lãm đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ; trưng bày, giới thiệu sản phẩm, như: Nguyên liệu và vật tư; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ kiện chế biến gỗ; hóa chất xử lý và hoàn thiện bề mặt; công nghệ máy tính…
Bên cạnh đó, trưng bày, giới thiệu máy móc và thiết bị chế biến gỗ (máy cưa, máy ép khuôn, máy phay CNC gia công gỗ 5 trục, máy làm mộng và mộng gỗ nguyên khối, máy khắc, máy sấy, hệ thống hút bụi, đóng gói máy móc, hệ thống xử lý vật liệu tự động…); hóa chất xử lý và hoàn thiện bề mặt (chất kết dính, chất mài mòn, sơn, chất phủ, hóa chất…; công nghệ máy tính, đổi mới và phần mềm sản xuất (robotics, tự động hóa và tích hợp công nghệ phần mềm máy tính (cad, erp), công nghệ iot, công nghiệp 5.0…).
Hiện ngành gỗ vẫn còn những khó khăn của thị trường khi xung đột giữa các quốc gia, diễn biến phức tạp, kéo dài; qua thời gian dịch Covid-19, các tiêu chuẩn, yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ hợp pháp nguyên liệu; tiêu chuẩn môi trường lao động; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất… đã được các quốc gia, nhà nhập khẩu chú ý trở lại, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp.
Do đó, trước bối cảnh hiện nay, công tác xúc tiến thương mại nói chung và với ngành gỗ nói riêng rất cần thiết. Triển lãm quốc tế về giải pháp nội thất thông minh lần thứ 5 chính là một sự kiện xúc tiến thương mại cho ngành gỗ và nội – ngoại thất quan trọng của Việt Nam năm 2024. Triển lãm lần này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận công nghệ mới và nguồn nguyên liệu hợp pháp của thế giới ngay tại Việt Nam, tiết kiệm chi phí và công sức đi tìm kiếm.
Đặc biệt, thông qua hội chợ, không những tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành gặp nhau, trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh mà sâu xa hơn nữa, tạo ra chuỗi liên kết dọc trong ngành từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu, phụ kiện; cung cấp máy móc, công nghệ, đến các nhà sản xuất, thương mại. Từ đó, đem đến cơ hội đề các doanh nghiệp liên kết cùng nhau phát triển một bền vững ngay trên sân nhà, cũng như như góp phần kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường quốc tế.
Theo bà Dương Thị Tú Trinh – Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ B.I.F.A, đơn vị phối hợp tổ chức, đến với Triển lãm lần này, các nhà triển lãm quốc tế giới thiệu về những giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ số sản xuất nội ngoại thất sử dụng thiết bị thông minh, giúp tăng năng suất, tiết kiệm nhân công và nâng cao chất lượng sản phẩm trong quy trình sản xuất. Thông qua SFS VIETNAM 2024, doanh nghiệp sẽ lĩnh hội được những hiểu biết thực tiễn của nền công nghiệp 5.0 và khám phá các công nghệ số tiên tiến trong quá trình sản xuất nội thất dạng tấm, nội thất bằng gỗ nguyên khối, ván gỗ, cửu và ván lót sàn….
Việc sử dụng các giải pháp công nghiệp 4.0, như máy móc tự động và phần mềm kỹ thuật số có thể thay thế khoảng 45% lao động thủ công, qua đó tăng năng suất ít nhất 30-40%. Điều này đồng nghĩa với việc sản lượng và chất lượng sẽ cao hơn trong khi thời gian sản xuất được rút ngắn hơn.
Triển lãm là nơi gặp gỡ lý tưởng với hàng trăm nhà triển lãm danh tiếng đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây chính là nền tảng để các thương hiệu Việt trong ngành có cơ hội kết nối, giao lưu và hợp tác với các đối tác tiềm năng, mở rộng mạng lưới kinh doanh và gia tăng doanh số. Trong khuôn khổ Triển lãm sẽ diễn ra các phiên hội thảo, sự kiện chuyên ngành, giúp doanh nghiệp giao lưu, kết nối học hỏi kinh nghiệm chuyên sâu từ các chuyên gia và doanh nghiệp thành công trong ngành.
Ông William Pang, Giám đốc điều hành Pablo Publishing & Exhibition, đồng tổ chức SFS Vietnam 2024 cho biết, việc sử dụng các giải pháp công nghiệp 4.0, chẳng hạn như máy móc tự động và phần mềm kỹ thuật số có thể thay thế khoảng 45% lao động thủ công, qua đó tăng năng suất ít nhất 30-40%. Điều này đồng nghĩa với việc sản lượng và chất lượng sẽ cao hơn trong khi thời gian sản xuất được rút ngắn hơn.
Do đó, triển lãm sẽ tập hợp tất cả các máy móc chế biến gỗ thông minh, hiện đại nhất từ các thương hiệu toàn cầu về một địa điểm. Theo ông William Pang, Việt Nam hiện là trung tâm sản xuất đồ gỗ nóng nhất trong khu vực và thế giới vẫn muốn đầu tư vào ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam.
Triển lãm được tổ chức với mục tiêu xúc tiến thương mại cho ngành gỗ, nội thất của Việt Nam và các nước ASEAN, làm cầu nối giữa Doanh nghiệp xuất khẩu trong khu vực và các nhà nhập khẩu, các nhà mua hàng quốc tế, đưa ra giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ số và sản xuất thông minh, giúp tăng tốc độ, hiệu quả và chất lượng trong quy trình sản xuất gỗ nội thất, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế của Bình Dương và của khu vực, đồng thời xây dựng và phát triển Bình Dương thành trung tâm tổ chức Hội chợ ngành chế biến gỗ, nội thất của khu vực ASEAN.
Lan Hương